Tôi có nhiều kỷ niệm với hình tượng con rồng từ lúc còn nhỏ. Ông nội tôi làm nghề vẽ tam sơn, vẽ hòm xoay quanh các linh vật: long – lân – quy – phụng. Tôi làm thợ vẽ và chuyên vẽ rồng từ lúc học cấp II. Sau này, làm giáo viên, tôi cũng có thời gian dạy vẽ cho Câu lạc bộ Mỹ thuật. Suốt 40 năm qua, con vật mà tôi vẽ thạo nhất vẫn là… rồng. Nhân dịp tết Giáp Thìn 2024, tôi cũng viết bài về rồng và chụp ảnh rồng. Xin giới thiệu với bạn đọc một số hình ảnh kỷ niệm giữa tôi với… rồng.
Tam sơn do ông nội tôi vẽ (người trong ảnh thờ). Hai con rồng ở dưới do tôi vẽ lúc khoảng 16 tuổi
Những linh vật ở hàng trên do ông nội vẽ. Hàng dưới do tôi vẽ: con rồng, cá hóa rồng, thuyền rồng
Con rồng trong tam sơn do tôi vẽ, thường có trên các tủ thờ ở Tuy Hòa Tây những năm 1980, 1990…
Bức tranh này do tôi vẽ năm học lớp 10, treo ở nhà ông Cậu gần 40 năm qua
Tôi từng phụ trách Câu lạc bộ Mỹ thuật trường THPT Trần Quốc Tuấn (Phú Yên), 1995-1997
Rồng vẫn là hình ảnh quen thuộc mỗi khi tôi vẽ
Đi đâu, nhìn thấy rồng, tôi đều quan sát và chụp ảnh. Khu du lịch Bà Nà – Đà Nẵng 2015
Tết Giáp Thìn là dịp để chụp ảnh rồng. Rồng lớn Phú Yên được thiết kế theo lối cách điệu
Rồng nhỏ Phú Yên 2024, về cơ bản gần giống với Rồng theo quan niệm dân gian
Rồng Sài Gòn xuân Giáp Thìn. Nhờ những người lạ chụp dùm từ nhiều góc độ khác nhau mới chọn được một tấm ưng ý
So sánh rồng Phú Yên với Sài Gòn và có thơ rằng:
Rồng Phú Yên, con to con nhỏ
Rồng Sài Gòn, con đỏ con xanh
Mỗi năm, tôi viết về một linh vật để đăng báo tết. Nhưng đến năm rồng, cảm thấy khó viết vì không thể nhập tâm vào con vật rất linh thiêng, trong khi mình là người thường. Bởi vậy, phải chọn lối viết vừa sáng tác, vừa khảo cứu.
Mời bấm vào đây xem bài viết về Rồng xuân Giáp Thìn:
https://phamngochien.com.vn/rong-co-that-khong-pham-ngoc-hien/